Mobile web

Bí quyết để có một bộ não khỏe mạnh

11/05/2012  | 

Khả năng tập trung và ghi nhớ là hai kỹ năng liên quan trực tiếp đến nhau. Trong thực tế, nhiều người hay phàn nàn về khả năng ghi nhớ mọi thứ

Họ hoàn toàn không thể tập trung vào công việc trước mắt. Một ví dụ nhỏ như sau: khi đi mua sắm xong, bạn không nhớ rằng đã đậu xe ở đâu. Đó là do bạn đã không quan tâm tới việc đã đậu xe ở đâu và bộ não có rất ít thông tin để tìm thấy xe, cũng giống như việc chúng ta không nhớ đã để mắt kính của mình ở đâu.

Nhiều hành động chúng ta làm theo phản xạ tự nhiên. Nhưng để tập trung vào việc gì thì phải nỗ lực. Như bạn đã biết, tuổi càng cao thì càng mất nhiều thời gian để xử lý thông tin. Bởi vì khi lớn tuổi, bộ não sẽ giảm tốc độ xử lý thông tin. Khi đó, điều quan trọng nhất là gạt bỏ sự đãng trí để tăng khả năng tập trung.

Theo thời gian, chúng ta sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc chú ý cái gì đó. Thế nhưng bạn có biết, cố gắng tập trung vào công việc là chìa khóa để có trí nhớ tốt hơn. Vậy làm thế nào để cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ?

Một giải pháp chung để có một bộ não khỏe mạnh là giữ gìn sức khỏe cho bộ não bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục, kích thích tiếp thu kiến thức, điều khiển sự căng thẳng và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Điều này giúp bạn quản lý tốt những công việc của cá nhân, giúp tăng cường trí nhớ và làm việc hiệu quả.

Làm thế nào để tăng khả năng tập trung?

* Tập trung vào công việc trước mắt. Ví dụ như khi bạn đang nói chuyện với ai thì tập trung đặt câu hỏi, khi đọc sách thì cố gắng tóm tắt câu chuyện và kể lại cho ai đó.

* Tránh để bị sao lãng, không nghĩ đến những việc khác, mà chỉ tập trung vào công việc trước mắt. Công việc càng khó thì việc tránh không để bị sao lãng càng quan trọng.

* Không làm hai việc một lúc, khi đó bạn sẽ mắc nhiều lỗi hơn và sẽ chi phối sự chú ý. Khả năng tập trung là có giới hạn. Khi làm nhiều việc cùng một lúc thì bạn phải phân bổ sự tập trung của mình và khi đó khả năng tập trung sẽ giảm trong từng công việc.

* Hãy suy nghĩ. Một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng suy nghĩ có thể là một công cụ hữu hiệu trong việc rèn luyện trí não và nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung.

Làm thế nào để cải thiện trí nhớ?

Trước tiên, chúng ta phải chú ý và tập trung vào vấn đề (đã hướng dẫn ở trên).

Những thông tin càng riêng tư thì càng dễ nhớ. Vì vậy, hãy tự hỏi mình đã nghe thông tin đó ở đâu, thông tin đó làm bạn cảm thấy như thế nào và có điều gì trong cuộc sống hằng ngày liên quan đến mẩu thông tin đó không.

Nhắc đi nhắc lại những điều cần nhớ. Hàng ngàn cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng với việc nhắc đi nhắc lại sẽ giúp ghi nhớ một cách dễ dàng hơn. “Phục hồi khoảng trống” (phương pháp mà một người được gợi ý để nhớ lại mẩu thông tin trong khoảng thời gian khác nhau) là một trong những phương pháp hiếm hoi đạt được ít nhiều kết quả đối với bệnh nhân mắc bệnh Alzeimer (Alzeimer là một chứng mất trí phổ biến nhất).


Những điều cụ thể và mang ý nghĩa rõ ràng sẽ dễ nhớ hơn là những cái trừu tượng và mơ hồ. Liên kết các thông tin với nhau sẽ giúp dễ ghi nhớ hơn. Khi đó, bộ não sẽ có nhiều gợi ý hơn để tìm kiếm thông tin. Ví dụ: hình ảnh dễ ghi nhớ hơn lời nói, vì vậy hãy cố gắng phác họa thông tin rồi ghi nhớ chúng. Việc nhớ những con số và tỷ lệ phần trăm cũng dễ nhớ hơn so với một hình ảnh đồ thị. Hãy liên hệ những thông tin hiện có với những điều mà bạn đã biết rồi.


Làm thế nào để nhớ tên người khác?


Chúng ta thường quên tên của người khác trong vài giây ngay sau khi họ giới thiệu. Trong hầu hết các trường hợp này là do chúng ta không chú ý hoặc thiếu tập trung. Cũng có thể là do cái tên đó không mang một ý nghĩa gì đặc biệt nên rất khó để ghi nhớ. Giả sử, hôm nay bạn làm quen với một người tên Kim.


1. Chú ý cái tên. Nếu bạn nghe không rõ tên cô ấy thì hãy hỏi lại một lần nữa. Hãy nỗ lực để ghi nhớ tên của cô ấy bằng cách nói “tập trung vào cái tên” hay “tên của của cô ấy là Kim, tôi muốn nhớ cái tên đó.”


2. Liên kết cái tên đó bằng cách tự hỏi mình: Người này làm bạn cảm thấy như thế nào? Bạn có biết ai tên Kim nữa không? Hãy suy nghĩ về người này như “Cô ấy có vẻ hơi lo lắng, tôi tự hỏi tại sao cô ấy lại làm tôi cảm thấy khó chịu, và cô ấy chẳng giống với Kim mà tôi biết ở phòng tập thể dục”.


3. Lặp đi lặp lại cái tên: trong khi trò chuyện, bạn hãy nhắc tên cô ấy nhiều lần (ví dụ “bạn nghĩ sao về chuyện này hả Kim?”). Nếu có thể, sau này bạn hãy sử dụng name card và lặp đi lặp lại tên cô ấy.


4. Xây dựng thông tin dựa trên cái tên: liên hệ cái tên đó với những thông tin trước đây (ví dụ như: “Kim, Kim Wilde, một nữ ca sĩ nổi tiếng mà tôi đã từng nghe từ khi tôi còn nhỏ, và chắc chắn rằng cô Kim này chẳng giống với Kim Wilde”. Hãy ghi nhớ hình ảnh khuôn mặt của cô ấy ngay sau khi bạn nhắc tên cô ấy nhé.


Hy vọng những lời khuyên này sẽ giúp ích cho các bạn!


Like Tạp Chí Web
comments powered by Disqus